Kiến thức hội họa 3

Những bài trích đăng sau đây chỉ với tinh thần học hỏi. Xin các bậc Thầy niệm tình bỏ qua. Trân trọng cám ơn

tranh lụa

Tranh lụa là một trong những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời của Việt Nam , Trung Quốc , Nhật Bản.  


Khác với các loại tranh khác, ở đây, họa tiết được thể hiện trên tấm vải lụa

 

Tranh lụa cổ

Tranh lụa có từ lâu đời tại Trung Quốc, Nhật Bản . Ở Việt Nam ngày nay còn lưu lại một bức chân dung  và một bức chân dung Phùng Khắc Khoan từ đời nhà Lê . Cả hai bức này (chưa rõ tác giả) đều vẽ trên lụa.


  Tranh lụa hiện đại Việt Nam

Tranh lụa hiện đại Việt Nam mới ra đời từ  thập niên 1930.  Điểm khác biệt nhất giữa kỹ thuật vẽ tranh lụa cổ và tranh lụa hiện đại Việt Nam là ở chỗ: tranh lụa cổ thường được vẽ trực tiếp trên lụa khô, trong khi quá trình tranh lụa hiện đại giống như sự nhuộm đi nhuộm lại màu lên mặt lụa; lụa được căng trên khung gỗ và trong quá trình vẽ họa sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ tiếp tới khi như ý.

Các họa sĩ Việt Nam nổi tiếng với tranh luạ



  Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984 ) được coi là họa sỹ đã khai phá loại hình tranh lụa hiện đại Việt Nam. Những bức vẽ thành công của ông có một phong vị đặc biệt Việt Nam, đồng thời phù hợp với quan niệm hội họa hiện đại: những mảng màu đơn giản, ấm áp, nhuần nhị, những đường viền mềm mại, những khoảng trống rất đúng chỗ. Ngoài ra, nhân vật và bối cảnh Việt Nam được nghiên cứu đơn giản và cách điệu độc đáo. Thành công của ông đã lôi cuốn các bạn cùng lứa và các họa sỹ thuộc lớp sau, mỗi người đã đóng góp làm phong phú thêm kỹ thuật vẽ tranh lụa.

 

Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Lê Thị Lựu là những người sống ở Paris,  trung tâm hội họa thế giới với đủ  trường phái tân kỳ, nhưng họ vẫn vẽ tranh lụa, góp phần cất lên một tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Việt Nam.


Sau 1945 ,  số họa sỹ vẽ tranh lụa đông hơn. Họ mở rộng hơn đề tài, kỹ thuật và đã có những thành công mới. Nguyễn Thu là một họa sỹ chuyên nhất về tranh lụa, có một phong cách riêng biệt. Bố cục tranh của ông đơn giản, nhịp nhàng, màu sắc mát mẻ êm dịu; bút pháp phóng khoáng, nhẹ nhàng; không gian mờ ảo thơ mộng với những nhân vật bình dị, thân quen... Một số nữ họa sỹ khác như Vũ Giáng Hương , Lê Kim Mỹ, Trần Thanh Ngọc, Mộng Bích, Kim Bạch, Đặng Thu Hương... cũng đã có nhiều thành công với tranh lụa.

Nghệ thuật vẽ trên quạt của Trung Quốc

Tranh trên quạt gập

Có hai kiểu quạt các họa sĩ Trung Quốc (TQ) thường chọn để vẽ lên là kiểu quạt gập, thường được gọi là quạt giao thủ (hai đầu gặp nhau khi được gập lại), xuất hiện từ đời Tống (960-1279) và rất được ưa chuộng vào đời Minh (1368-1644), và kiểu quạt tròn, xuất hiện từ rất lâu trước kiểu quạt gập, mang hình mặt trăng đầy, hàm chứa ý nghĩa đoàn tụ, hạnh phúc.
Cả hai kiểu quạt đều rất thịnh hành vào đời Hán (202 trước Công nguyên – 204 sau Công nguyên). Những chiếc quạt rất công phu có mặt quạt bằng lụa trắng làm tại tỉnh Sơn Đông, phía đông TQ, và phần sườn được khắc chạm trên tre lấy tận tỉnh Hồ Nam, miền trung TQ.

Quạt được trang trí trên cả hai mặt với các hình họa, bài thơ hoặc thư pháp. Những chiếc quạt mang hình họa hoặc bút tự theo lối thư pháp của các họa sĩ danh tiếng được giữ làm của quý trong nhà.
Ngoài chức năng làm mát cho người, chiếc quạt còn là một biểu tượng phô bày địa vị và trình độ thẩm mỹ. Các bậc thức giả phe phẩy chiếc quạt tỏ ra thanh lịch khi họ mần thơ hoặc khi lim dim rặn tư tưởng lớn. Khi không dùng đến, quý ông dấu quạt trong tay áo hoặc dắt lưng. Các bà các cô hoàng gia thế tộc cắp quạt tròn mặt lụa hoặc vải quý để phô phang dáng đẹp nét duyên. Mỗi khi giao diện kẻ lạ khác phái, các bà dụng quạt che hồng diện. Dần dà chiếc quạt được thêm một mớ tháp tùng: túi chứa quạt, dây đeo quạt, hộp chứa quạt.
Chiếc quạt TQ đã đi ra khỏi ranh giới đất nước, sang các quốc gia khác, đặc biệt vào lĩnh vực thời trang châu Âu.


Tranh vẽ trên quạt Việt Nam

Tranh quạt tức là tranh vẽ trên quạt. Quạt là quạt xếp, nan tre, giấy bồi khá dày dặn. Có khi dùng lụa thay cho giấy. Quạt vẽ tranh thường có kích thước khá lớn. Khi xếp lại, từ gờ bìa giấy đến chót đuôi nan nhiều cái đo được hơn tám tấc. Như vậy, khi xoè ra hết, treo trên tường, quạt mở thành một vòng cung đường kính hơn thước rưỡi.

Trang trí nội thất bằng tranh quạt xuất phát từ Trung Quốc.

Đề tài trên quạt có thể mang dáng dấp Nhật Bản, nhưng hầu hết vẫn noi theo truyền thống tranh thủy mặc Trung Quốc, như: mẫu đơn, cúc đào, mai trúc, tùng hạc, đàn ngựa... Có khi là tranh phong cảnh, như: non núi, suối khe, điểm xuyết thêm mái chùa nho nhỏ, cong cong... Tranh quạt do người Việt làm hiện nay đã thấy có chút «biến tấu»: đề tài có thể là thôn quê Việt Nam, hoặc một danh lam thắng cảnh nào đó trên ba miền đất nước.

Tranh quạt còn phải kèm thêm vài nét chữ Nho viết thảo, sao cho có thủ thiếp, và con triện son. Thư, họa, ấn xưa nay vẫn là ba người bạn đồng hành.

Ngoài giá trị thẩm mỹ, treo tranh quạt còn nhằm một ý nghĩa sâu sắc, kín đáo mà thường người Việt ít quan tâm tìm hiểu, có lẽ do đó mà thuật chơi tranh quạt chưa phát triển thành «mốt».

Tranh quạt là bắt nguồn từ Trung Quốc. Tiếng Hán, quạt là phiến, giọng Bắc Kinh đọc là sán [shàn], hoàn toàn đồng âm với từ thiện. Thiện tức là thiện hảo, tốt lành. Treo quạt trong nhà là mong ước cho mình mọi sự tốt lành. Tặng ai tranh quạt là cầu chúc gia đình người ấy những điều thiện hảo.

Bản thân chiếc quạt đã là một nguyện ước, một lời chúc nhưng họa phẩm trang nhã trên quạt ngoài công dụng trang trí lại còn là một lời chúc khác. Chẳng hạn:

Vẽ quả đào, ngụ ý chúc thọ; có câu Đào hiến thiên xuân (đào đem tặng, tăng thêm ngàn tuổi). Vẽ trái lựu đã bóc một bên vỏ, phô bày nhiều hạt nhỏ, là chúc gia tộc có con cháu nối dòng đông đúc, do câu Lựu khai bách tử (lựu nở trăm hạt) và bách tử cũng ám chỉ trăm con (!). Vẽ cành tùng và chim hạc, cũng là chúc thọ, vì tùng và hạc đều sống lâu (Tùng hạc diên niên: tùng hạc kéo dài tuổi). Vẽ hoa mẫu đơn tượng trưng phú quý, hoa cúc, hoa sen tượng trưng cho bền vững, lâu dài. Vẽ cá là chúc dư dật, sung túc vì ngư (cá) và dư (dư dật) đều đọc là dủy [yú]...

Kết hợp tranh thủy mặc với quạt chính là nghệ thuật dùng một vật và hình ảnh cụ thể để diễn tả một lời cầu chúc tốt lành, căn cứ trên những từ có âm đọc na ná nhau.

  • truredabuder

Bấm vào chữ bên dưới để xem trang WEB dành riêng cho :

 

HỘI HỌA


NHIẾP ẢNH

 




VIETNAM TIME

* Số lượng khách viếng trang Web từ tháng 6 năm 2011 đến nay.

 

* Visitors since June 2011

free counters

 

 

* Số lượng khách viếng trang Web từ 1 tháng 2 năm 2013 đến nay.

 

*Visitors since 1st February 2013

Flag Counter

Phone :

 

0903884387

Google search :

 

trancongquoi.com